027 4380 1376

Tạm đóng cửa vì đại dịch – Các cửa hàng, quán ăn, cơ sở dịch vụ cần lưu tâm gì?

“Lệnh phong tỏa” chỉ áp dụng cho con người với mục địch hạn chế tụ tập trong giai đoạn cao điểm dịch Covid-19, nhưng côn trùng dịch hại vẫn phát triển và phá hoại bất cứ lúc nào. Sự bùng phát và sinh sôi của côn trùng sẽ rất mạnh mẽ khi không có con người xuất hiện

Côn trùng dịch hại và sự lây nhiễm chéo được biết đến là những tác nhân mang mầm bệnh gây tổn hại cho sức khỏe. Vì tính chất thiết yếu của ngành kiểm soát côn trùng dịch hại là cung cấp sự ngăn chặn và hạn chế các rủi ro phát sinh từ côn trùng dịch hại, do vậy duy trì dịch vụ kiểm soát côn trùng là sự cần thiết với nhiều doanh nghiệp trong mùa dịch Covid-19. Điều này càng quan trọng và cấp thiết hơn đối với những doanh nghiệp cung cấp các nhu yếu phẩm hay dịch vụ cho cộng đồng vì phải luôn duy trì hoạt động liên tục và rủi ro từ côn trùng dịch hại gây ra là rất cao.

Có nhiều loại côn trùng dịch hại gây những ảnh hưởng nghiêm trọng cho con người, môi trường và là tác nhân gây bệnh. Những loài gây hại này bao gồm loài gặm nhấm, ruồi, muỗi, côn trùng kho, gián, ve và bọ chét. Những loài gây hại này có thể làm ô nhiễm thực phẩm và bề mặt hoặc truyền bệnh trực tiếp qua vết cắn. Những hậu quả của nguy cơ này đối với sức khỏe cộng đồng là nghiêm trọng và bao gồm sự lây lan của các loại mầm bệnh sau đây:

Virus:

Bunyaviridae, Flaviviridae, Arenaviridae, Reoviridae

Vi khuẩn:

Spirochaetes, Alphaproteobacteria, Gammaproteobacteria, Fusobacteria, Bacilli

Ký sinh trùng:

Sporozoa, Cestoda, Trematoda

Côn trùng dịch lại luôn mang đến sự phiền toái của nhiều doanh nghiệp

Côn trùng dịch hại luôn mang đến sự phiền toái cho các doanh nghiệp, gây căng thẳng và ảnh hưởng đến sức khỏe con người và gây ra thiệt hại cho cơ sở hạ tầng và có thể cản trở vận hành – ảnh hưởng từ dây chuyền sản xuất cho đến chuỗi cung ứng. Ứng dụng dây chuyền tự động hóa trong sản xuất kinh doanh đang là một xu hướng tất yếu trong thời kỳ kinh tế tự động hóa như hiện nay, điều cần thiết lúc này là dịch vụ kiểm soát côn trùng cần được duy trì xuyêt suốt khoảng thời gian khó khăn.

Côn trùng dịch hại thường có chu kỳ sinh sản nhanh, việc này đồng nghĩa rằng, nếu không được xử lý nhanh chóng thì số lượng cá thể sẽ tăng lên nhanh chóng và lan đến những khu vực khác

Quản lý côn trùng dịch hại cần được thực hiện và đưa ra giải pháp tùy theo mức độ để đảm bảo côn trùng dịch hại được kiểm soát nhanh chóng, ngăn chặn sự phá hoại trong cơ sở kinh doanh của bạn. Giám sát liên tục – bởi các kỹ thuật viên được đào tạo hoặc bằng các thiết bị cảm biến – cho phép các chuyên gia kiểm soát dịch hại theo dõi mọi hoạt động và đưa ra phương án xử lý sớm nhất khi có bất kỳ dấu hiệu xâm nhập của côn trùng dịch hại.

Phát hiện sớm vấn đề côn trùng dịch hại tiềm ẩn giúp giảm thiểu rủi ro bị xâm nhập. Tốc độ sinh sản của loài gặm nhấm và côn trùng là cực kỳ nhanh và nếu có bất kỳ sự chậm trễ hoặc bỏ mất việc quản lý, có thể làm tăng đáng kể sự phá hoại và mang đến hậu quả nặng nề cho các cá nhân, doanh nghiệp và xã hội.

Tại sao cần chương trình Kiểm soát côn trùng dịch tại tích hợp từ BNK là cấp thiết?

1. Giảm thiểu nguy cơ nhiễm bệnh

Sự phá hoại của côn trùng dịch hại, sự xâm nhập của chúng trong không gian sống của con người có thể dẫn đến nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe và vệ sinh an toàn thực phẩm. Vì lý do này mà chúng ta phải nỗ lực tìm cách tiêu diệt côn trùng gây hại khỏi không gian sống. Có rất nhiều tác động xấu mà côn trùng gây hại có thể gây ra cho sức khỏe của con người mà có thể bắt đầu từ một bệnh nhẹ cho đến tình trạng bệnh nghiêm trọng cần điều trị tại bệnh viện. Các bệnh do côn trùng  gây ra ảnh hưởng đến khoảng một tỷ người trên toàn thế giới mỗi năm và 400-900 triệu trường hợp mắc bệnh mỗi năm là do thực phẩm gây ra, theo WHO.

  • Salmonella và Campylobacter – những vi khuẩn này là hai trong bốn nguyên nhân chính gây ra bệnh tiêu chảy toàn cầu. Chúng được phát tán đi bởi động vật hoang dã, loài gặm nhấm, Ruồi và Gián. Côn trùng là nguyên nhân gây bệnh cho 550 triệu người mỗi năm.
  • Virus sốt xuất huyết lây lan qua muỗi Aedes và gây ra 100 triệu – 400.000 triệu ca nhiễm mỗi năm. Tỷ lệ tử vong dưới 1% nếu phát hiện kiệp thời  và được chăm sóc y tế đúng cách. Nếu được điều trị trong  tình trạng nghiêm trọng thì tỷ lệ tử vong là 2 – 5%, nhưng khi không được tiếp nhận điều trị, tỷ lệ tử vong cao tới 20%.
  • Leptospirosis là mang đến mối nguy hiểm hàng đầu cho con người vì biểu hiện của các triệu chứng tương tự như COVID-19 trong giai đoạn đầu. Năm 2018, đã có 800 trường hợp tử vong và tỷ lệ tử vong được ghi nhận là 1 – 2%.
  • Sốt chuột cắn, gây ra bởi vết cắn của các loài gặm nhấm, thông thường là chuột, từ đó truyền vi khuẩn Spirillum minus và Streptobacillus moniliformis và gây bệnh. Mầm bệnh được phát hiện chủ yếu ở Nhật Bản – mặc dù cũng đã có trường hợp ở Mỹ, Châu Âu, Úc và Châu Phi. Các trường hợp không được điều trị có tỷ lệ tử vong lên tới 10%. Ở Việt Nam, chuột hoành hành ở nhiều nơi, ban đêm là thời điểm để chúng lộng hành và cắn người.
  • Bệnh Lyme (Lyme borreliosis) – là bệnh lây truyền từ động vật sang người (do bọ ve đốt), và tác nhân gây bệnh là do xoắn khuẩn Borrelia burgdorferi (B.b). Bệnh gây thương tổn chủ yếu ở da, hệ thần kinh, tim và khớp. Ở Mỹ, có khoảng 30.000 trường hợp mắc bệnh Lyme được báo cáo hàng năm; Hơn 360.000 trường hợp đã được báo cáo trong hai thập kỷ qua tại Châu Âu
  • Siêu vi trùng West Nile (WNV) là một bệnh lây nhiễm do muỗi mang bệnh gây ra. Virus thuộc họ flavivirus, được tìm thấy ở nhiều nơi trong tự nhiên, truyền bệnh cho nhiều loài chim và một số loài động vật có vú. Siêu vi trùng West Nile có thể gây ra. Trong số những người bị nhiễm, 80% sẽ không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào, 20% sẽ xuất hiện các triệu chứng bao gồm sốt, nhức đầu, mệt mỏi, đau nhức cơ thể, buồn nôn, nôn mửa, đôi khi bị nổi mẩn da trên thân và sưng hạch. Khoảng 1 trong 150 người biến chứng thành các bệnh nghiêm trọng về não (viêm não) và màng bao bọc não (viêm màng não).
  • Sốt xuất huyết Crimean-Congo là một loại sốt siêu vi do Ve gây ra. Sự bùng phát của CCHF đã tạo thành mối đe dọa đối với ngành Y Tế vì virus có thể chở thành dịch và tỷ lệ tử vong cao (10 – 40%).

2.   Giảm chi phí cho các doanh nghiệp và tổ chức

Trong nghiên cứu trước đây, BNK nhận thấy rằng, tổn thất sau sự phá hoại của côn trùng đối với các doanh nghiệp là rất lớn. Sự xâm nhập của chúng tác động đến toàn chuỗi cung ứng thực phẩm, gây cản trở sản xuất và làm mất lương thực phẩm do bị nhiễm bẩn.

Trong một báo cáo được thực hiện bởi BNK, giá trị ước tính các cơ sở sản xuất trên khắp các quốc gia bị chịu sự tổn thất do côn trùng gây ra là 9,6 tỷ Đô La. Khi thế giới ngày càng phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật số, việc bảo vệ các thiết bị kỹ thuật là rất quan trọng đối với cả doanh nghiệp và hộ gia đình.

Một cuộc khảo sát đối với các khách hàng doanh nghiệp, đã cho thấy 49% báo cáo thiệt hại về điện do loài gặm nhấm gây ra. Trong khoảng thời gian dịch bệnh bùng phát như hiện này, sự tổn thất do mất kết nối với các thiết bị kỹ thuật số tại các khu trung tâm chăm sóc sức khỏe có thể gây ra những vấn đề nguy hại khác.

Ngoài các rủi ro đối với cơ sở hạ tầng do côn trùng gây ra – và tác động đến toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, chính quyền và xã hội. Tiếp tục và duy trì trong việc quản lý côn trùng dịch hại là rất quan trọng để giảm thiểu rủi ro thiệt hại ngắn hạn và dài hạn.

Giảm hoặc ngưng dịch vụ kiểm soát côn trùng dịch hại có thể dẫn đến sự bùng nổ nhanh chóng của quần thể dịch hại và gây thiệt hại nặng nề cho tài sản của cở sở sản xuất, tòa nhà văn phòng và khu phức hợp và nhà riêng. Chỉ thị “Đóng cửa” chỉ áp dụng cho con người, nhưng côn trùng vẫn tiếp tục phát triển và phá hoại bất cứ lúc nào. Đặc biệt khi không có sự suất hiện của con người, đây là điều kiện cho các loài côn trùng dịch hại phát triển và phá hoại mạnh mẽ nhất.

Vài trò của Kiểm soát côn trùng dịch hại

Vai trò của kiểm soát côn trùng dịch hại ở thời điểm “Đóng Cửa” do dịch Covid-19 như hiện nay là cực kỳ cần thiết để bảo vệ các vật dụng và tài sản trong doanh nghiệp.

  • Các cơ sở y tế cần duy trì môi trường không có côn trùng dịch hại để điều trị cho bệnh nhân.
  • Cơ sở sản xuất thực phẩm cần được kiểm soát côn trùng ở mức tối ưu để giảm thiểu rủi ro vệ sinh an toàn thực phẩm và tránh sự lây nhiễm chéo từ động vật sang người.
  • Các tòa nhà và văn phòng hoặc những cơ sở tập trung đông người, có khả năng lây nhiễm chéo cao phải luôn được duy trì tính trạng vệ sinh cao nhất.
  • Cơ sở hạ tầng quan trọng cho hoạt động tiện ích, chẳng hạn như trụ sở mạng và các tiện ích công cộng.
  • Cơ sở thương mại và nhà riêng để nhân viên, du khách và hộ gia đình có thể yên tâm và giảm thiểu gặp rủi ro về sức khỏe, hoặc tài chính do côn trùng dịch hại gây ra.

Dịch vụ Kiểm soát côn trùng dịch hại của BNK là rất cần thiết đối với các doanh nghiệp, vì chúng tôi luôn đặt tiêu chí “Bảo vệ con người, Nâng cao cuộc sống” trong khi thực hiện dịch vụ. BNK mong muốn mang đến sự bảo vệ các Doanh Nghiệp tránh khỏi tổn thất do côn trùng dịch hại gây ra trong khoảng thời gian thách thức và luôn thay đổi do dịch bệnh Covid-19 được như hiện nay.

Tóm lại, ngoài sự ảnh hưởng mạnh mẽ và không lường từ COVID-19 thì côn trùng và loài gặm nhấm vẫn tiếp tục phát tán các loại bệnh dịch gây hại cho người. Do đó, bất kỳ sự trì hoãn nào trong kiểm soát côn trùng dịch hại đều có thể gây hậu quả cực kỳ nghiêm trọng đối với con người và cơ sở hạ tầng. Những loài gây hại này bao gồm mối, chuột, muỗi, ruồi và rệp ở Việt Nam điều này có thể ảnh hưởng đến các doanh nghiệp và sức khỏe cộng đồng.

Trách nhiệm của chúng tôi là đảm bảo các dịch vụ của BNK – Kiểm soát côn trùng dịch hại được hoạt động liên tục và luôn sẵn sàng ứng phó để hoạt động kinh doanh diễn ra.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *